Bệnh tinh hoàn ẩn là tình trạng không bình thường của tinh hoàn. Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu mà di chuyển tới ổ bụng, ống bẹn hay trên bìu thường xảy ra trong giai đoạn phôi thai của trẻ nhưng sau khi sinh ra tinh hoàn lại về đúng vị trí ban đầu.
Đối với trẻ nhỏ khi ở phôi thai bị tình trạng tinh hoàn ẩn khi sinh ra tinh hoàn sẽ trở về vị trí ban đầu còn đối với người trưởng thành thì đây là tình trạng bệnh lý cần điều trị để tránh ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới.
Cùng tìm hiểu về bệnh tinh hoàn ẩn ở trẻ nhỏ và người trường thành để có biện pháp khắc phục và phòng tránh bảo vệ sức khỏe sinh sản cho bản thân và cho con của bạn.
Bệnh tinh hoàn ẩn ở trẻ nhỏ và người trường thành là gì?
Bệnh tinh hoàn ẩn ở trẻ nhỏ
Khi phôi thai phát triển ở tuần thứ 7 bắt đầu có sự biệt hóa thành tinh hoàn và treo vào thành sau của bụng do mạc treo niệu sinh dục và cực dưới tinh hoàn được gắn liền với dây kéo tinh hoàn.
Tinh hoàn di chuyển vòng quanh như một chu kỳ nhất định từ tháng thứ 3 tới tháng thứ 8 mới trở về hoàn toàn dưới bìu. Một số trường hợp tinh hoàn chưa di chuyển hết gọi là tinh hoàn ẩn ở trẻ em.
Tinh hoàn ẩn ở người trường thành
Tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành là tình trạng tinh hoàn vẫn nằm trên đường đi của nó trong giai đoạn thai nhi mà không trở về dưới bìu cũng như không sờ thấy tinh hoàn trong bìu. Một số trường hợp có cũng như làm giảm khả năng sinh sản của họ.
Cách phát hiện tinh hoàn ẩn
Để phát hiện tình trạng tinh hoàn ẩn có thể kiểm tra bằng một số cách như sau:
- Dùng tay nắm sờ 2 bên tinh hoàn để so sánh. Trường hợp 1 trong 2 bên tinh hoàn không xuất hiện chứng tỏ trẻ nhỏ nhà bạn hoặc bạn đã bị tinh hoàn ẩn còn nếu cả 2 bên sờ đều thấy thì không phải tinh hoàn ẩn.
- Siêu âm để xác định vị trí cũng như kích thước của tinh hoàn để có sự so sánh xem tinh hoàn có bị ẩn hay không.
- Chụp cắt lớp điện toán hay còn gọi là chụp CT để phát hiện tinh hoàn ẩn nằm ở đâu, kích thước tinh hoàn, mật độ và những vấn đề bất thường của tinh hoàn.
- Xét nghiệm sinh hóa HCG, Testosterone hoặc nhiễm sắc thể để xác định tinh hoàn ẩn.
Ảnh hưởng của bệnh tinh hoàn ẩn tới sức khỏe nam giới
Với trẻ sơ sinh có khoảng 3 tới 4% mắc bệnh tinh hoàn ẩn và ở độ tuổi trưởng thành là khoảng 0,1 tói 0,25%. Tuy tỷ lệ này rất ít và hiếm nhưng có thể gây những ảnh hưởng về sức khỏe nam giới như sau:
- Làm gia tăng nguy cơ ung thư lên tới hơn 40 lần so với người bình thường và nằm trong khoảng 15% bị ung thư tinh hoàn ẩn.
- Làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng ở nam giới do tinh hoàn bị ẩn không thể hoạt động như bình thường.
- Tăng khả năng không có tinh trùng ở nam giới. Tinh hoàn ẩn một bên khả năng không có tinh trùng khoảng 25% còn với trường hợp ẩn cả 2 bên tinh hoàn thì khả năng không có tinh trùng lên tới 80% dẫn tới tình trạng hiếm muộn và vô sinh ở nam giới.
- Làm ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh, gây tự ti và mặc cảm trong đời sống tình dục.
- Gây thoái vị bẹn, xoắn tinh hoàn và tổn thương tới tinh hoàn của người bệnh.
Cách điều trị bệnh tinh hoàn ẩn
Đối với trẻ nhỏ:
Điều trị tinh hoàn ẩn ở trẻ nhỏ có 2 phương pháp như sau:
- Điều trị nội khoa: bằng nội tiết tố HCG giúp kích thích tinh hoàn phát triển và di chuyển về đúng nơi cần thiết. Điều trị bằng phương pháp này được đánh giá khá cao đối với trẻ nhỏ và đạt kết quả đáng mong đợi khi có tới 45% tinh hoàn ẩn ở ống bẹn xuống bìu được và hơn 20% tinh hoàn ẩn từ ổ bụng xướng bìu.
- Điều trị bằng ngoại khoa: phương pháp ngoại khoa được áp dụng khi phương pháp nội khoa không mang lại hiệu quả và cần phải thực hiện trước khi trẻ lên 2 tuổi. Bác sĩ sẽ thực hiện mổ đưa tinh hoàn xuống và cố định tinh hoàn xuống bìu. Trường hợp tinh hoàn ẩn cả 2 bên thì sẽ tiến hành mổ lần lượt và cách nhau khoảng 8 tháng. Trong giai đoạn dậy thì nếu tinh hoàn teo mất chứ năng hay có nguy cơ thoái hóa cao thì phải cắt bỏ tinh hoàn teo đi.
Đối với người trưởng thành:
Điều trị tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành như sau:
- Phẫu thuật tinh hoàn để hạ tinh hoàn xuống bìu là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh tinh hoàn ẩn ở nam giới. Trường hợp tinh hoàn ẩn bị teo nhỏ thì cần phẫu thuật để đặt tinh hoàn nhân tạo đồng thời cắt bỏ tinh hoàn teo để tránh trường hợp tinh hoàn ẩn ung thư hóa gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các bậc phụ huynh và những bạn nam giới trưởng thành không nên chủ quan với tình trạng bệnh lý này mà cần theo dõi và thăm khám để sớm phát hiện tinh hoàn ẩn và có phương pháp điều trị thích hợp sớm.
Nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh tinh hoàn ẩn các bạn có thể gọi tới số điện thoại trực tuyến 0379 544 317 - 0379 544 317 hoặc tới địa chỉ Số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội tại phòng khám đa khoa Thái Hà để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
Bài viết liên quan