Hẹp niệu đạo là một trong những bệnh lý đường tiết niệu thường gặp, việc tìm hiểu rõ về bệnh để có hướng xử lý và tránh được những biến chứng do bệnh gây ra rất quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Phòng khám đa khoa Thái Hà xin được chia sẻ những thông tin có bản nhất về bệnh hẹp niệu đạo ở nam giới, giúp nam giới có thêm kiến thức về căn bệnh này.
Hẹp niệu đạo là bệnh như thế nào? (Ảnh minh họa)
Hẹp niệu đạo ở nam giới là gì?
Cấu trúc của niệu đạo gồm có hai phần: Niệu đạo trước và niệu đạo sau. Niệu đạo trước được bao bọc bởi vật xốp, có phần cố định và còn được gọi là niệu đạo hành cùng phần di động, gọi là niệu đạo dương vật, chiều dài của niệu đạo trước khoảng 12 đến 15cm. Niệu đạo sau ngắn hơn, có chiều dài từ 4,5 đến 5 cm, nó bao gồm niệu đạo màng đi qua cân đáy chậu cùng niệu đạo, tiền liệt tuyến. Đường kính trung bình của niệu đạo là từ 4 đến 6mm, trường hợp nong giãn rộng là 8 đến 10mm. Niệu đạo không đồng đều về kích thước mà có những chỗ hẹp và rộng khác nhau.
Hẹp niệu đạo thường do viêm nhiễm niệu đạo, các ổ trong tuyến littre do vi khuẩn lậu cầu gây ra, tình trạng bệnh kéo dài khiến cho niệu đạo bị xơ, có sẹo và gây chít hẹp nhiều đoạn. Nhiễm khuẩn bao quy đầu cũng có thể làm chít hẹp và lan tới niệu đạo hành và tiền liệt tuyến. Các bệnh lý và tổn thương toàn thân như lao thận, lao niệu đạo và lao bàng quang hay các thủ thuật lấy sỏi niệu đạo khiến niêm mạc niệu đạo tổn thương, di chứng chấn thương niệu đạo, phẫu thuật u xơ tiền liệt tuyến cũng là những nguyên nhân của bệnh hẹp niệu đạo ở nam giới.
Các biểu hiện của bệnh hẹp niệu đạo
Các triệu chứng của bệnh hẹp niệu đạo ở nam giới có thể kể tới như tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu nhỏ giọt và xoắn tia… Bệnh khiến cho nam giới mất nhiều thời gian đi tiểu hơn, có thể kéo dài tới 1 phút, sau khi tiểu xong vẫn có cảm giác muốn đi tiểu và rặn nhiều hơn trong lúc đi tiểu.
Có nhiều trường hợp bị bí tiểu, kèm bội nhiễm hoặc có sỏi khiến cho niệu đạo bị chít hẹp hoàn toàn, bàng quang căng chướng khó chịu.
Khi thăm khám niệu đạo có thể phát hiện ra các tổn thương như những đoạn cục, các cục xơ cứng ở niệu đạo, có thể nắn từ đầu tới phần gốc của dương vật và chít hẹp phần bao quy đầu. Nếu đặt ống tiểu bằng bằng ống sonde Nelaton 18 thì ống không qua được niệu đạo.
Bệnh hẹp niệu đạo có dễ điều trị (Ảnh minh họa)
Diễn biến và các biến chứng của hẹp niệu đạo
Sau khi bị hẹp niệu đạo, người bệnh thường cố gắng đi tiểu như bình thường trong một thời gian dài, tùy theo mức độ hẹp một phần hay hẹp hoàn toàn niệu đạo. Sự chịu đựng này của người bệnh dẫn tới các biến chứng như ứ đọng nước tiểu ở bàng quang và gây nhiễm khuẩn ngược dòng lên các bộ phận khác như niệu quản và thận.
Hẹp niệu đạo khiến cho nước tiểu ứ trệ lâu ngày và gây rò rỉ tới tầng sinh môn hoặc vùng da bìu, tạo thành các ổ apxe có hình giống tổ ong, tạo thành các túi thừa ở bàng quang và gây suy thận.
Hẹp niệu đạo có những biểu hiện giống như viêm xơ cổ bàng quang và u xơ tiền liệt tuyến.
- Bệnh hẹp cổ bàng quang do u xơ ở cổ bàng quang: Bệnh này thường gặp ở những người phải mổ u xơ tiền liệt tuyến. Triệu chứng của bệnh là khó tiểu, khi đặt ống thông tiểu sonde Nelaton 18 thì ống thông dừng lại trước cổ bàng quang.
- Bệnh u xơ tiền liệt tuyến: Người bệnh có các biểu hiện như tiểu rắt, tiểu khó, ngắt tiểu giữa dòng, có thể sờ được khối u đi thăm khám trực tràng, u xơ tiền liệt tuyến thường gặp nhiều ở những người cao tuổi.
Điều trị hẹp niệu đạo như thế nào?
Tùy theo vị trí, chiều dài và các mô sẹo mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể là:
- Nong niệu đạo: Phương pháp này thường được thực hiện ở phòng khám bằng việc gây tê tại chỗ rồi sử dụng các que nong có kích thước tăng dần với mục đích làm rộng niệu đạo. Đồng thời, đoạn hẹp có thể nong bằng một bóng đặc biệt ở trên ống thông. Phương pháp này không điều trị được hẹp niệu đạo triệt để và phải thực hiện nhiều lần, việc thực hiện có thể gây đau, nhiễm trùng và chảy máu.
- Xẻ niệu đạo: Thủ thuật xẻ niệu đạo được thực hiện bằng cách sử dụng một ống soi có thiết kế đặc biệt để đưa vào đoạn hẹp của niệu đạo. Tiếp đó là dùng một lưỡi dao hoặc sợi laser để cắt bỏ đoạn hẹp. Đặt một ống thông vào niệu đạo trong một khoảng thời gian đến khi vết thương lành, thời gian rút ống thông phụ thuộc vào thời gian lành bệnh.
- Đặt stent niệu đạo: Đây là thủ thuật đặt một stent kim loại vào niệu đạo bằng ống soi được thiết kế đặc biệt.Phương pháp này có ưu điểm là xâm lấn tối thiểu nhưng nó lại phù hợp với rất ít trường hợp.
- Tạo hình niệu đạo: Phương pháp này được thực hiện bởi một đến 2 lần mổ để tạo hình cho niệu đạo.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng hẹp niệu đạo của mỗi người và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện, không có phương pháp nào có thể áp dụng cho tất cả trường hợp, đối với các trường hợp có đoạn hẹp ngắn có thể dùng phương pháp cắt nối hai đầu.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh hẹp niệu đạo ở nam giới, mọi thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 0379 544 317 - 0379 544 317 để được tư vấn trực tiếp và miễn phí từ các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thái Hà.
Bài viết liên quan