Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Mõi lần đi tiểu bạn có thể thấy trong nước tiểu có các tia máu hoặc cả cục máu xuất hiện vào cuối bãi, đây chính là hiện tượng đi tiểu ra máu. Phần lớn mọi người khi rơi vào hoàn cảnh này đều vô cùng hoảng hốt, lo lắng không biết phải làm thế nào. Tuy nhiên điều tốt nhất khi bị đi đái ra máu là mọi người phải giữ tâm lý bình tĩnh và đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân cũng như hướng điều trị phù hợp nhất. Đái ra máu là vấn đề khá nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được. Dưới đây là một số thông tin xung quanh hiện tượng có máu trong nước tiểu giúp các bạn bổ sung thêm kiến thức về căn bệnh này.
Các ý chính trong bài viết:
Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Chữa trị thế nào? (Ảnh minh họa)
- Đi tiểu ra máu sau khi quan hệ là vì sao?
- Đái dắt là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
- Đi tiểu nhiều lần có bị làm sao không?
Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Chữa trị thế nào?
Đi tiểu ra máu là tình trạng trong nước tiểu có hồng cầu. Gồm 2 loại: Nếu nhìn thấy máu trong nước tiểu thông qua kính hiển vi thì được gọi là tiểu ra máu vi thể còn nếu bằng mắt thường có thể phát hiện được máu trong nước tiểu (nước tiểu có màu nâu đỏ, màu hồng hoặc màu gỉ sắt) thường thì được gọi là tiểu ra máu đại thể.
Nguyên nhân đi tiểu ra máu ở nam và nữ
Đi tiểu ra máu ở nam giới
Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi tiểu ra máu ở nam giới là:
- Các bệnh tuyến tiền liệt: Nam giới bị viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt khiến người bệnh gặp chứng rối loạn tiểu tiện kèm hiện tượng tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, ung thư tuyến tiền liệt cũng gây tiểu ra máu cho bệnh nhân do có u chèn ép tuyến tiền liệt và làm tổn thương cơ quan của hệ bài tiết. Hiện tượng tiểu ra máu do ung thư tuyến tiền liệt là tình trạng cảnh báo ung thư đã di căn.
- Sỏi bàng quang và sỏi thận: Bệnh sỏi bàng quang hay sỏi thận gây ra tình trạng tiểu ra máu ở cả hai dạng đại thể và vi thể. Do một số chất trong nước tiểu bị kết tủa thành sỏi gây tắc nghẽn khiến người bệnh vừa đi đái ra máu vừa có cảm giác rất đau đớn.
- Nhiễm trùng đường tiểu: Do vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ, không đúng cách khiến vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây nhiễm trùng và tiểu ra máu.
- Do quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm nhiễm gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục gây ảnh hưởng tới đường tiểu dẫn tới tình trạng đi tiểu ra máu.
- Bệnh về máu: thiếu máu kinh niên hay máu khó đông gây ra rối loạn và đái ra máu.
- Bệnh về thận: Bệnh nhân bị bệnh viêm thận mãn tính do viêm nhiễm đường tiết niệu không điều trị sớm gây tiểu ra máu. Thậm chí tổn thương bàng quang hoặc thận do tai nạn cũng gây tình trạng tiểu ra máu.
- Một số loại thuốc có tác dụng phụ: các loại thuốc gây ra tiểu ra máu như thuốc chống ung thư, thuốc chống đông, thuốc chống tập kết tiểu cầu.
Đi tiểu ra máu ở phụ nữ
Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tiểu ra máu ở nữ giới mà các bạn có thể tham khảo:
- Vệ sinh cơ quan sinh dục không sach sẽ và không đúng cách gây ra các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục và đường tiểu dẫn tới tình trạng đi tiểu ra máu.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh khiến môi trường bên trong âm đạo bị thay đổi gây ra viêm nhiễm và hình thành bệnh tiểu ra máu.
- Viêm bàng quang: Bệnh viêm bàng quang do vi khuẩn E.coli xâm nhập từ niệu đạo gây viêm nhiễm và tiểu ra máu ở bệnh nhân kèm cảm giác đau buốt, tiểu nhiều lần và tiểu rắt.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là một nguyên nhân gây đi tiểu ra máu ở nữ giới.
- Viêm niệu đạo: Do kết cấu cơ quan sinh dục nữ phức tạp và niệu đạo ngắn nên dễ viêm nhiễm gây ra viêm niệu đạo khiến người bệnh bị đi tiểu buốt và nước tiểu có lẫn mủ hoặc máu.
- Sỏi thận hay viêm bể thận cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu và tiểu buốt. Tình trạng viêm nhiễm ngược dòng nếu không cấp cứu sớm kịp thời gây giảm chức năng thận và tử vong cho người bệnh.
- U xơ ống tiểu hay ung thư đường tiết niệu có dấu hiệu là tiểu ra máu.
- Thậm chí quan hệ tình dục quá mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu ra máu ở phụ nữ.
Đi tiểu ra máu là một hiện tượng nguy hiểm, vì vậy khi phát hiện ra hiện tượng bất thường này bạn không nên ngần ngại không đi khám và điều trị bệnh, cũng như không được tự ý mua thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín và chất lượng, các phòng khám chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời.
Cách phong tránh và chữa trị đi tiểu ra máu (Ảnh minh họa)
Cách chữa trị đi tiểu ra máu
Đi tiểu ra máu không có điều trị cụ thể mà căn cứ vào những nguyên nhân và bệnh cụ thể như sau:
- Đối với nhiễm trùng đường tiểu các bệnh nhân sẽ được kê đơn kháng sinh tiêu chuẩn cho bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
- Với bệnh sỏi thận gây tiểu ra máu sẽ được điều trị bằng cách uống nhiều nước và hoạt động để loại bỏ sỏi tuy nhiên với trường hợp nặng thì cần sử dụng các thủ thuật xâm lấn, phẫu thuật để điều trị bệnh. Các thủ thuật xâm lấn sẽ phá vỡ sỏi thành những miếng nhỏ và tiêu tan sỏi.
- Điều trị đi tiểu ra máu do mở rộng tuyến tiền liệt các bác sĩ sẽ tìm cách giảm thiểu tất cả các triệu chứng của bệnh và phục hồi lại chức năng ban đầu của đường tiết niệu.
- Về bệnh thận, bệnh nhân sẽ được điều trị để giảm viêm nhiễm và hạn chế tối đã những yếu tố gây hại cho thận.
- Ung thư thận và bàng quang gây hiện tượng đi tiểu ra máu bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư và hóa trị.
- Đi tiểu ra máu do rối loạn di truyền thường là hiện tượng bình thường không cần điều trị mà chỉ cần chú ý ăn uống cũng như chế độ vệ sinh, sinh hoạt để đảm bảo không viêm nhiễm đường tiết niệu.
Tiểu ra máu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh lý. Hiện tượng này sẽ gây ra xuất tinh sớm ở nam giới hay đau buốt khi xuất tinh, xuất tinh sớm kèm theo máu. Nếu chưa biết xuất tinh sớm là gì, nam giới có thể xem thêm tại đây.
Phòng tránh đi tiểu ra máu bằng cách nào?
Để phòng tránh bệnh đi tiểu ra máu, cần:
- Uống nhiều nước mỗi ngày, không nên nhịn tiểu thường xuyên, cần vệ sinh cơ quan bài tiết sạch sẽ và nên chọn các loại dung dịch vệ sinh có độ kích ứng nhẹ sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
- Không nên sử dụng các thực phẩm chứa oxalate, hạn chế việc cung cấp cho cơ thể quá nhiều protein, hạn chế muối… Không nên hút thuốc cùng các chất kích thích…
- Xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống cùng nghỉ ngơi cũng như làm việc và hoạt động thể thao hợp lý, không nên chơi các môn thể thao quá mạo hiểm.
Trên đây là một số giải đáp của các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thái Hà về vấn đề đi tiểu ra máu có làm sao không? Nếu còn bất cứ thắc mắc hay vấn đề gì liên quan đến hiện tượng này thì bạn có thể liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng 0379 544 317 - 0379 544 317 hoặc đến trực tiếp phòng khám để các chuyên gia, bác sĩ giải đáp và tư vấn.
Bài viết liên quan