Cơ sở y tế
0379544317
0379544317

Đại tiện ra máu tươi là bệnh gì?

Đại tiện ra máu tươi là bệnh gì?
Điểm trung bình: 9.9 / 10 (20 lượt đánh giá)

Tư vấn

Xin chào các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thái Hà, xin hỏi các bác sĩ đại tiện ra máu tươi là bệnh gì? Mấy hôm nay tôi đều đi đại tiện kèm theo máu tươi, lúc đi đại tiện có cảm giác đau rát rất khó chịu nhưng không biết mình bị bệnh gì, mong các bác sĩ hồi âm giúp tôi sớm. Tôi xin cảm ơn! (Viết Tuấn – Bắc Giang)

dai-tien-ra-mau-tuoi

Đại tiện ra máu tươi nguyên nhân do đâu? (Ảnh minh họa)

Xin chào anh Tuấn, rất vui vì anh đã tín nhiệm và gửi câu hỏi tới cho Phòng khám đa khoa Thái Hà, với vấn đề của anh "đại tiện ra máu tươi là bệnh gì?", chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Đi đại tiện ra máu tươi là bị làm sao?

Đại tiện ra máu là hiện tượng có máu tươi chảy ra khi đại tiện, máu có thể chảy thành từng giọt hoặc chảy thành các tia phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ của bệnh. Đại tiện ra máu cho thấy anh Tuấn đang bị mắc một số bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm có thể kể tới như sau:

- Bệnh trĩ

Đại tiện ra máu là một trong những biểu hiện điển hình nhất của bệnh trĩ, đặc biệt là bệnh trĩ nội. Cùng với hiện tượng đại tiện ra máu là sự hình thành các búi trĩ và có cảm giác ngứa và đau rát hậu môn. Bệnh trĩ nội có 4 cấp độ, ở mỗi cấp độ thì hiện tượng ra máu có sự khác nhau, cụ thể như sau:

Cấp độ 1: Các búi trĩ mới được hình thành, kích thước nhỏ nên không bị sa ra ngoài. Bệnh nhân có hiện tượng ngứa rát hậu môn và ra máu khi đại tiện, máu có thể chảy từng giọt hoặc thành tia nhỏ và không bị lẫn với phân.

Cấp độ 2: Các búi trĩ có kích thước lớn hơn, có thể sa ra ngoài khi đại tiện, ở cấp độ 2 lượng máu chảy ra khi đại tiện sẽ ít hơn so với cấp độ 1.

Cấp độ 3: Các búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài, phải dùng tay để đẩy các búi trĩ vào trong ống hậu môn. Lúc đại tiện chảy rất ít máu hoặc không chảy máu.

Cấp độ 4: Hiện tượng đại tiện ra máu dừng hẳn nhưng có các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, rất khó để đưa vào trong ống hậu môn.

- Kiết lỵ

Nếu đại tiện nhiều lần trong ngày, máu lẫn vào trong phân, cùng với đó là cảm giác đau bụng và đau hậu môn thì rất có thể nguyên nhân bạn đang bị bệnh kiết lỵ.

- Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là hệ quả của bệnh trĩ và bệnh táo bón kinh niên. Khi bị táo bón thì người bệnh phải ra sức để rặn và dẫn đến các mô xung quanh hậu môn bị nứt và khiến cho máu tươi chảy ra.

- Ung thư trực tràng

Bệnh lý ung thư đại tràng có những biểu hiện khác nhau tùy theo vị trí ung thư. Nếu ung thư đại tràng bên phải sẽ có hiện tượng đại tiện ra phân lỏng, chảy máu sẫm. Ung thư đại tràng trái thường có dấu hiệu táo bón và máu tươi lẫn trong phân. Bệnh nhân ung thư trực tràng thường đại tiện ra máu tươi và nhiều lần trong ngày một cách tự nhiên.

- Ung thư đại tràng

Ung thư trực tràng sẽ có hiện tượng đi đại tiện nhiều, máu chảy ra rất ít và thường dính theo phân, ngoài ra người bệnh còn có hội chứng bán tắc ruột, nếu đi khám sẽ phát hiện khối u.

Ngoài các nguyên nhân chính kể trên thì có các nguyên nhân gây đại tiện ra máu khác nhưng ít gặp như: Viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng dẫn đến hiện tượng đau bụng, bị tiêu chảy, đại tiện ra phân có nhiều nhầy máu hoặc chỉ có nhầy máu mà không có phân. Bị nhồi máu ruột non gây ra hiện tượng đau bụng quằn quại, đại tiện ra máu. Bệnh polyp đại trực tràng khiến người bệnh đại tiện có máu chảy thành từng giọt hoặc thành từng tia.

Anh Tuấn thân mến, theo những chia sẻ của anh thì ngoài hiện tượng đại tiện ra máu tươi, còn có hiện tượng ngứa rát hậu môn. Các biểu hiện này cho thấy khả năng bị bệnh trĩ là rất cao. Tuy nhiên, anh Tuấn vẫn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám và xác định chính xác là bệnh gì.

dai-tien-ra-mau-tuoi-la-benh-gi

Đại tiện ra máu tươi là bệnh gì? (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn uống khi đại tiện ra máu

Để tình trạng đại tiện ra máu được cải thiện thì anh Tuấn nên có chế độ ăn uống và vận động như sau:

- Nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ để tránh bị táo bón, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp hệ bài tiết và tiêu hóa tốt hợp. Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh và các loại ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả tươi như khoai lang, rau ngót, quả lê, kiwi… Ăn nhiều sữa chua cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

- Không ăn các loại thực phẩm có tính cay nóng như hạt tiêu, ớt… Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, café… cũng cần phải hạn chế.

- Nên vận động thường xuyên, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu để tránh làm tăng áp lực cho hậu môn và cản trở khí huyết lưu thông. Trong trường hợp công việc đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi một chỗ cả ngày thì cứ khoảng 1 tiếng hãy đứng dậy vận động nhẹ nhàng để khí huyết được lưu thông tốt hơn.

- Xây dựng thói quen đại tiện khoa học, nên tập thói quen đi đại tiện ở một thời điểm nhất định trong ngày. Sau khi đi vệ sinh cần phải vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm, cần vệ sinh từ phía trước ra phía sau để tránh các vi khuẩn có hại ở hậu môn xâm nhập vào phần phụ, sau khi rửa hãy dùng khăn mềm lau khô sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Không nên ngồi đại tiện quá lâu và tuyệt đối không được rặn để tránh tình trạng bệnh thêm nặng.

Anh Tuấn thân mến, hiện tượng đại tiện ra máu liên quan đến rất nhiều các bệnh lý nguy hiểm, vì vậy chúng tôi khuyên anh nên đi khám trong thời gian sớm nhất để việc điều trị bệnh được kịp thời.

Mọi thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 0379 544 317 - 0379 544 317 để được tư vấn trực tiếp và miễn phí.

Tư vấn

liên hệ với phòng khám Bản đồ đường tới phòng khám
Hỏi đáp Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Maps
Phòng khám Thái Hà Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Close
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám

Captcha