Cơ sở y tế
0379544317
0379544317

Bệnh trĩ nội, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh trĩ nội, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Điểm trung bình: 8.0 / 10 (4 lượt đánh giá)

Tư vấn

Bệnh trĩ được coi là bệnh lý hậu môn trực tràng phổ biến nhất hiện nay, bệnh được chia thành 3 loại là bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong bài viết dưới đây, Phòng khám đa khoa Thái Hà xin được cung cấp thông tin về bệnh trĩ nội, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị, giúp mọi người có thêm thông tin về bệnh lý này.

benh-tri-noi-la-gi

Bệnh trĩ nội là gì? Dấu hiệu ra sao? (Ảnh minh họa)

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là tình trạng ở bên trong hậu môn xuất hiện những búi trĩ, khiến cho người bệnh có cảm giác đau rát và bị chảy máu khi đi đại tiện. Ở mức độ nhẹ thì các búi trĩ nằm gọn trong ống hậu môn hoặc bị sa ra ngoài hậu môn nhưng tự co vào được, ở cấp độ nặng các búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài và không tự co lên được.

Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ, ở mỗi cấp độ lại có các biểu hiện cụ thể:

Trĩ nội cấp độ 1: Người bệnh có biểu hiện đại tiện ra máu, các búi trĩ nằm gọn trong ống hậu môn và không bị sa ra ngoài.

Trĩ nội cấp độ 2: Mỗi khi đi đại tiện các búi trĩ bị sa ra ngoài nhưng có thể tự co tụt vào trong ống hậu môn.

Trĩ nội cấp độ 3: Các búi trĩ rất dễ bị sa ra ngoài và không thể tự co tụt như cấp độ 2, bệnh nhân phải dùng tay để đẩy các búi trĩ vào trong hậu môn.

Trĩ nội cấp độ 4: Các búi trĩ có kích thước lớn, sa ra ngoài thường xuyên, không thể co tụt được cho dù dùng tay để ấn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội có các dấu hiệu nhận biết như sau:

- Đại tiện ra máu, có thể kèm theo sa búi trĩ.

- Ở cấp độ 1, kích thước các búi trĩ còn nhỏ, khá mềm, có màu đỏ tía hoặc màu đỏ tươi. Bệnh nhân thường thấy hiện tượng ra máu trong hoặc sau khi đại tiện. Máu có thể chảy từng giọt hoặc thành các tia, không bị lẫn với phân. Hiện tượng này xảy ra liên tục.

- Đến giai đoạn thứ 2, kích thước của các búi trĩ đã khá to và lồi lên khiến chúng sa ra ngoài hậu môn khi đại tiện, nhưng có thể tự tụt vào sau đó. Ở giai đoạn này hiện tượng chảy máu khi đại tiện giảm hơn so với giai đoạn đầu tiên.

- Giai đoạn 3, các búi trĩ phát triển với kích thước lớn và cứng hơn, có màu xám. Khi đi đại tiện, ho, hay khi chạy…các búi trĩ này thường lòi ra ngoài và không thể tự co lại vào bên trong mà phải dùng tay mới có thể đưa vào được, giai đoạn này máu chảy rất ít hoặc không bị chảy máu khi đi đại tiện.

- Bệnh trĩ nội ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thường có biểu hiện là sưng và ngứa hậu môn. Ở 2 giai đoạn còn lại, các búi trĩ bị sa ra ngoài và bị kẹt, không thể co vào hậu môn được thì sẽ gây nên hiện tượng sưng, viêm loét hậu môn, thậm chí là mưng mủ và rò hậu môn.

- Bệnh trĩ không có triệu chứng toàn thân, ở giai đoạn cuối bệnh trĩ thường gây ra chứng thiếu máu và khó khăn khi đi tiểu hay đại tiện.

cach-chua-benh-tri-noi

Cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả nhất (Ảnh minh họa)

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội có thể chữa bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào biểu hiện và tình trạng riêng của từng bệnh nhân, các phương pháp thường sử dụng có thể kể tới như: Điều trị bằng thuốc đông y, các bài thuốc dân gian hoặc các bài thuốc tân dược, hay các thủ thuật khoa học hiện đại.

Ở giai đoạn đầu, khi mà các búi trĩ còn nhỏ và chưa bị sa ra ngoài thì thường được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa như dùng thuốc uống và thuốc dùng để đặt trong lỗ hậu môn, ngoài ra có thể áp dụng điều trị bằng các thủ thuật để việc điều trị bệnh trĩ nội được nhanh chóng và bệnh nhân nhanh lành bệnh hơn bằng cách thắt các búi trĩ bằng vòng cao su, chích xơ hoặc quang đông hồng ngoại. Các phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho bệnh trĩ nội cấp độ 1 hoặc cấp độ 2.

Đối với cấp độ 3 và cấp độ 4, các búi trĩ cứng, kích thước lớn, thường sa ra ngoài, để điều trị thường phải sử dụng phương pháp giải phẫu. Hiện tại Phòng khám đa khoa Thái Hà đang sử dụng kỹ thuật PPH và HCPT để điều trị bệnh trĩ nội với hiệu quả điều trị bệnh cao.

Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội, cần phải có chế độ ăn uống cùng lối sống lành mạnh. Nên ăn thực phẩm có nhiều chất xơ và các trái cây, củ quả tươi để phòng tránh táo bón và đại tiện dễ dàng, nên uống nhiều nước để thúc đẩy tiêu hóa, nên tập thói quen đại tiện đúng giờ… Không nên ăn các thực phẩm và gia vị cay nóng và không uống rượu bia, không nên chơi các môn thể thao nặng như đá bóng, tennis, tập tạ…

Bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ nội nói riêng mặc dù không gây tử vong nhưng nếu không điều trị bệnh hoặc điều trị bệnh không đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng mang lại các hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và đời sống hàng ngày của người bệnh.

Trên đây là những giới thiệu của Phòng khám đa khoa Thái Hà về bệnh trĩ nội, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị. Mọi thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 0379 544 317 - 0379 544 317 để được tư vấn trực tiếp và miễn phí bởi các chuyên gia.

 

Tư vấn

liên hệ với phòng khám Bản đồ đường tới phòng khám
Hỏi đáp Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Maps
Phòng khám Thái Hà Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Close
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám

Captcha